Hà Nội: Nên “xuống tiền” vào phân khúc nào những tháng cuối năm 2022?

Với lợi thế đa công năng khai thác và tính thanh khoản cao, phân khúc nhà phố tại Thủ đô, đặc biệt là các khu vực hưởng lợi từ quy hoạch vẫn là điểm sáng thu hút nhà đầu tư.

Nhà phố Hà Nội ngược dòng thị trường

Hiện tại, đã đi được 2/3 chặng đường, thị trường tài chính nói chung những tháng cuối năm được các chuyên gia kinh tế đánh giá là sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách.

Cụ thể, thị trường chứng khoán “đỏ lửa” khi nhiều cổ phiếu trong nhóm trụ cột sụt giảm mạnh thời gian qua, tiền ảo lao dốc, giá vàng trong nước biến động khó lường, lãi suất tiết kiệm tuy có tăng song vẫn ở mức thấp…

Trước diễn biến chung của thị trường tài chính toàn cầu, nhà đầu tư Việt Nam tìm đến “vịnh tránh bão” quen thuộc là bất động sản. Tuy nhiên, thị trường địa ốc trong 2 năm trở lại đây cũng cho thấy sự thanh lọc mạnh mẽ từ việc nguồn vốn tín dụng vào bất động sản được kiểm soát chặt ở một số phân khúc sản phẩm.

Xu hướng của các nhà đầu tư thức thời hiện nay là hướng tới tích sản và gia tăng giá trị về lâu dài. Là phân khúc bất động sản sinh lời “2 trong 1” vừa đầu tư vào giá trị kinh tế, vừa đầu tư vào giá trị sống, phân khúc nhà phố được giới chuyên gia dự báo tiếp tục dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm 2022 khi tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư vẫn cao và nhu cầu với nhà thấp tầng còn rất lớn.

Nếu không dùng để ở hoặc tự kinh doanh, chủ nhân còn có thể cho thuê mặt bằng với giá hấp dẫn. Cụ thể theo CBRE, tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê shophouse ở hầu hết các dự án luôn đạt khoảng từ 8 – 12%/năm, thậm chí cao hơn ở các khu vực sầm uất.

Ngoài ra, với yêu cầu khắt khe về vị trí và thiết kế, ở các khu đô thị cao cấp, số lượng các căn shophouse đều rất hạn chế. Điều này trở thành bảo chứng tin cậy giúp những chủ nhân may mắn sở hữu sản phẩm nhà phố có thể yên tâm về tính thanh khoản cực cao của tài sản này.

Dân số Hà Nội dự kiến sẽ đạt 9,1 triệu người vào năm 2025 và 9,8 triệu người vào năm 2030. Điều này kéo theo nhu cầu sống xanh, nhu cầu mua sắm, giải trí, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, ẩm thực… tăng cao. Với mục đích đón bắt nguồn lợi nhuận khổng lồ này, nhà phố Hà Nội trở thành “điểm vàng” đầu tư, kinh doanh bền vững và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Nhà phố Hà Nội được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn nhờ khả năng sinh lời ổn định

Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến diễn biến trái chiều khi sự quan tâm của giới đầu tư đối với đất nền đang “giảm nhiệt”. Trong khi đó, từ quý II trở đi, biệt thự, nhà liền kề đang mở bán tại các quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận tỷ lệ quan tâm cao, tăng 11% so với quý trước.

Tâm điểm đầu tư tại thủ đô

Thị trường bất động sản Thủ đô đang bước vào giai đoạn ly tâm, chuyển hướng đầu tư ra các trung tâm phát triển mới. Nhiều chuyên gia lý giải nguyên nhân đến từ việc các vùng lõi trung tâm của Hà Nội đã không còn nhiều quỹ đất.

Bên cạnh đó, đầu tư quy hoạch hạ tầng, các khu thương mại – dịch vụ, trường học quốc tế, bệnh viện cao cấp, tòa nhà văn phòng 5 sao… cũng liên tục mọc lên tại các khu vực này.

Nổi bật, thông tin 6 cây cầu bắc qua sông Hồng đã được TP.Hà Nội chấp thuận giao cho nhà đầu tư nghiên cứu, lập phương án kiến trúc và triển khai. Sau khi hoàn thiện, 6 cây cầu mới cùng với các cây cầu đã hiện hữu sẽ tạo nên mạng lưới kết nối dày đặc, kéo gần khoảng cách địa lý lẫn tốc độ phát triển giữa trung tâm Hoàn Kiếm và khu vực phía Đông mà tiêu biểu là quận Gia Lâm.

Tiến sát tiêu chí lên quận vào năm 2023, BĐS Gia Lâm được đánh giá đang ở giai đoạn “sung sức” đầy tiềm năng

Việc khai thác đúng hướng tiềm năng nội tại của Gia Lâm đã tạo ra “đòn bẩy” gia tăng giá trị bất động sản khu vực này. Dẫn chứng, theo Batdongsan.com.vn, các khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Quốc Oai hiện đã tăng giá trung bình 25 – 30% so với năm 2021. Đặc biệt, các sản phẩm shophouse tại đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) đã tăng giá gấp 3 lần chỉ sau 3 năm.

Anh Huy Hoàng, một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi đang quan tâm đến bất động sản tại Gia Lâm bởi mức giá khá “mềm” so với khu vực khác ở Thủ đô. Các dự án tại đây cũng được quy hoạch bài bản, hiện đại, có nhiều triển vọng kinh doanh và tăng giá”.

Hiện các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh đang hướng đến kế hoạch trung và dài hạn ở những thị trường giàu tiềm năng, có khả năng khai thác, sinh lợi nhuận kép, đồng thời hưởng lợi về quy hoạch như nâng cấp đô thị, lên quận. Một trong những dự án có hấp lực lớn trên thị trường Gia Lâm hiện nay có thể kể đến Eurowindow Twin Parks và Highway5 Recidences.

Một góc tuyến phố kinh doanh sầm uất tại dự án Eurowindow Twin Parks trong tương lai gần

Tới năm 2030, với quy mô dân số khoảng 450 nghìn người, Gia Lâm sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn trong quy hoạch tổng thể Hà Nội. Do đó, các dự án được quy hoạch bài bản và pháp lý minh bạch sẽ ngày càng gia tăng sức nóng khi hưởng lợi từ đà tăng giá của khu vực cùng tiềm năng khai thác đa kênh, sinh lời ổn định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *